Đối với nhiều doanh nghiệp, KOL là giải pháp giúp truyền đạt thông điệp và dễ dàng tiếp cận khách hàng. Với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của công nghê, các xu hướng marketing mới cũng bắt đầu ra đời. Là những giải pháp tối ưu thay thế cho những cách làm marketing cũ. Đặc biệt là sự xuất hiện của KOC – Xu hướng Marketing mới đang dần thay thế cho KOL. Bài viết sau đây, thcmedia.vn sẽ giới thiệu một thuật ngữ marketing đang làm mưa làm gió những năm gần đây.

KOC là gì?

KOC viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer có nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt. Nói cách khác những người này có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. KOC có thể là những KOL, khách hàng của doanh nghiệp, hay bất kể người đó. Miễn là họ có những trải nghiệm thực tế về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những chia sẻ, đánh giá khách quan của mình về sản phẩm, dịch vụ đó.

koc

Hầu như KOC hiện nay chưa có số lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhờ việc chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ bằng tính khách quan. KOC đã có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

KOC và KOL khác nhau như thế nào?

koc

Đối với nhiều nhà làm marketing, KOL như một công cụ đắc lực trong chiến dịch tiếp thị của họ. KOL (Key Opinion Leader) là những nhân vật dẫn dắt dư luận chủ chốt. Họ có thể là cá nhân hay một tổ chức có kiến thức chuyên môn về sản phẩm. Những người này còn có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực, nghề nghiệp của họ. Ví dụ: Trong lĩnh vực ẩm thực, KOL chính là những đầu bếp, chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực. Hay ở lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, họ là những bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng…

Các doanh nghiệp sử dụng KOL trong các chiến dịch marketing của mình phải trả một mức chi phí phù hợp với sức ảnh hưởng của họ. Chính vì thế việc họ trải nghiệm và sử dụng sản phẩm dịch vụ sẽ bị tác động nhiều từ phía nhãn hàng.

koc

KOC được khẳng định là những người tiêu dùng đích thức. KOC có tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của khách hàng. Bởi vì là người tiêu dùng nên các hành vi mua sắm, chọn sản phẩm, trải nghiệm và đánh giá của KOC sẽ không bị phụ thuộc vào bất kì yếu tố nào. Các KOC sẽ được tự chọn sản phẩm, thương hiệu và đưa ra những đánh giá cho sản phẩm họ quan tâm. Các quan điểm của họ sẽ mang tính khách quan và không có bất kì sự can thiệp nào mang tính lợi ích.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa KOC và KOL chính là lượng người theo dõi và quy mô khán giả. Các chiến dịch KOL thường mất một khoản chi phí khá lớn Bởi vì họ là khách hàng đã sử dụng sản phẩm và không bị ràng buộc với doanh nghiệp. KOC đưa ra những nhận xét chân thực nhất nên họ có mức tin tưởng cao.

Hai lý do doanh nghiệp nên áp dụng KOC

KOC là sự kết hợp hoàn hảo giữa CRM và KOL

Trong các doanh nghiệp hiện nay sử dụng CRM là chiến lược marketing quan trọng. CRM giúp duy trì và cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Qua đó doanh nghiệp sẽ nâng cao doanh số, lợi nhuận cũng như các giá trị khác từ khách hàng. Khi doanh nghiệp kết hợp với KOL sẽ có những tác động tích cực liên quan đến thương hiệu. Nhờ vào mối quan hệ của KOL và những người theo dõi họ.

KOC chính là sự kết hợp hiệu quả của hai chiến lược này. Khi KOC là  cũng có thể là những KOL  vừa là khách hàng trong hệ thống CRM của doanh nghiệp. Sử dụng người tiêu dùng chủ chốt trong hoạt động marketing sẽ giúp duy trì các mối quan hệ của doanh nghiệp. Nhờ vào những trải nghiệm và đánh giá tích cực mà KOC mang lại. Cũng như việc KOC là những người xây dựng thương hiệu.

Đánh giá của KOC có tác động mạnh mẽ đến khách hàng tiềm năng

Giống như những vấn đề đã nói trên, KOC có những đánh giá chân thực, khách quan và không phụ thuộc vào bất kì yếu tố lợi ích nào. Vì vậy, họ là những người có ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày nay rất thông minh khi họ không còn tin vào các lời nói hay quảng cáo hoa mỹ từ phía thương hiệu. Các chiến dịch sử dụng KOL từ đó cũng đi đến thất bại. Nhưng với KOC các kinh nghiệm từ việc trải nghiệm sản phẩm được đưa ra từ chính khách hàng nên được tin tưởng hơn nhiều.

KOC có thể đang là xu hướng marketing mới trong thời điểm này. Tuy nhiên chúng đều phải cần có sự cân nhắc từ phía người làm marketing. Cần phải có sự phù hợp giữa người có ảnh hưởng và doanh nghiệp, đối tượng mục tiêu. Điều này giúp KOC có thể truyền tải được chính xác thông điệp của doanh nghiệp.

>>>XEM THÊM: Xây dựng thương hiệu, sản phẩm – Bước chạy đà đầu tiên của Starup